top of page
Ảnh của tác giảXứ Sở La Vie Est Belle

ai cũng học nhưng ai hành?


Chuyện kể rằng, một phụ nữ Ấn Độ rất bực mình vì con của bà ăn quá nhiều đường. Bất kể bà có mắng mỏ thế nào, cậu bé vẫn cứ tìm đủ mỏi cách để thoả mãn cơn thèm kẹo ngọt của mình. Quá đỗi tức giận, bà đã quyết định đưa con mình đến gặp người anh hùng dân tộc của Ấn Độ, Mahatma Gandhi - người mà cậu bé vẫn hằng ngưỡng mộ.


Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ rằng: “Hai tuần sau bà dẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu bé về và hai tuần sau quay lại. Lần này, Ganhdi chân thành “Xin lỗi bà tôi vẫn chưa thể giúp cháu được, một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn con về và một tuần sau lại mang con đến gặp Ganhdi. Ông ra hiệu cho hai người tiến về phía trước. Ông nhìn thẳng vào mắt cậu bé, và nói, "Cháu nhỏ này, cháu không được ăn đường nữa nhé. Nó không tốt cho sức khoẻ của cháu." Cậu bé gật đầu và hứa rằng nó sẽ không tiếp tục thói quen xấu này nữa.


Người phụ nữ quay về phía Gandhi và hỏi, "Tại sao ngài không khuyên con tôi như vậy khi tôi đến gặp ngài vào 3 tuần trước?". Gandhi mỉm cười, "Thưa bà, 3 tuần trước tôi vẫn còn ăn rất nhiều đường."


Vậy nên người ta mới nói rằng mọi sự thay đổi phải đi từ bên trong bằng thực chứng, từ đó nó mang lại trọng lượng cho sức sống và sự biểu hiện của mối người ra bên ngoài qua suy nghĩ, lời nói và hành động, tác động tới những mối quan hệ và môi trường bên ngoài.Giờ thời buổi thông tin nhiều lắm, sách vở kinh điển và các hoạt động giáo dục, các khóa học cũng vô số. Người ta hướng dẫn chỉ đường thế này thế kia, nếu không cẩn thận bạn sẽ rơi vào một mớ những lý thuyết suông, đồng nhất mình với những tri thức thụ động và cái TÔI cứ lớn dần lớn dần theo năm tháng mà không hay biết. Rút cục mỗi người đều phải tự đi trên con đường của mình và tự chứng nghiệm những điều đó. "Một kilogram thực hành bằng một tấn lý thuyết" (Swami Sivananda)

132 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page